Nhà máy của Tập đoàn Olmix
10/10/2017 Bình Dương | VIỆT NAM
Tập đoàn Olmix đã khai trương nhà máy mới tại Châu Á nhằm khẳng định mạnh mẽ cho sự hiện diện và thực hiện chiến lược của mình trên khắp lục địa này. Bắt đầu sản xuất từ ngày 1/11/2017, nhà máy mới này của Tập đoàn Olmix dự định sẽ cung cấp 15,000 tấn sản phẩm phụ gia và dinh dưỡng động vật cho các nhà máy Thức ăn chăn nuôi và các trang trại mỗi năm.
Vào Thứ Ba, Ngày 10/10/2017, Tập đoàn Olmix đã chính thức khai trương nhà máy phụ gia tại Bình Dương, Việt Nam. Nhân dịp này, Olmix đã tổ chức Lễ khánh thành với sự tham dự của hơn 300 quan khách đến từ hơn 15 quốc gia trên thế giới, trong đó, có Đại diện chính phủ Pháp, CCIFV, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội TĂCN Đài Loan, Đại học Nông lâm TPHCM và Viện khoa học Động vật Việt Nam, cùng với hệ thống khách hàng, đại lý của Olmix trên khắp lục địa châu Á.
Chủ tịch và CEO của Tập đoàn Olmix
“Sự kiện khánh thành nhà máy là cột mốc quan trọng của Olmix, đánh dấu bước tiến trong chiến lược của Tập đoàn Olmix tại châu Á. Mục tiêu của chúng tôi rất rõ ràng: một dịch vụ tốt hơn với những giải pháp linh hoạt cho từng khách hàng châu Á”.Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam)
“Sự kiện này rất quan trọng cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam. Tôi chắc chắn rằng chúng ta sẽ thừa hưởng rất nhiều lợi ích từ kinh nghiệp của các nước châu Âu, và do đó sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành trong nước”.BDIZA
“Olmix Asialand đã chọn khu vực Bình Dương xây dựng và phát triển kinh doanh và hoạt động. Tôi mong muốn rằng Olmix sẽ luôn phát triển và thành công ở Việt Nam và tôi chắc chắn vào điều đó!”.Đại sứ Pháp
“Chính phủ Việt Nam đã có lộ trình nghiêm cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và thủy sản. Những sản phẩm của tập đoàn Olmix hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển chăn nuôi của chính phủ Việt Nam”.Giám đốc Olmix châu Á
“Tổng công suất giai đoạn 1 của nhà máy khoảng 5.000 tấn phụ gia TĂCN mỗi năm (tương ứng với 5 triệu tấn thức ăn mỗi năm) và công suất của giai đoạn 2 có thể được tăng cường lên đến khoảng 15.000 tấn. Sự chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Olmix (Pháp) và những kiến thức chuyên sâu về công nghệ tinh chế tảo biển sẽ góp phần vào việc cải thiện năng suất ngành chăn nuôi châu Á và đồng thời giảm giá thành sản xuất”.